TỦ THUỐC DẦU DỪA II – CH 6.2 DDTL
Chương 6.2
TỦ THUỐC DỪA II (TIẾP THEO):
Bảo vệ tim
Nếu bạn muốn bảo vệ bản thân khỏi bệnh tim, bạn nên thêm lượng xơ dồi dào trong chế độ ăn uống của bạn. Nhiều cuộc nghiên cứu chứng minh rằng xơ trong thực phẩm bảo vệ chống lại các cơn đau tim và đột quỵ. 12–14
Một phần lý do tại sao xơ trong thực phẩm bảo vệ tim là nó làm giảm nhiều yếu tố nguy cơ có liên quan đến bệnh tim. Một số dạng xơ, như được tìm thấy trong cám lúa mạch, giúp làm giảm cholesterol, như thế giảm nguy cơ tim mạch. Huyết áp cũng bị xơ trong thực phẩm ảnh hưởng. Thậm chí gia tăng một lượng xơ hấp thu vừa phải cũng làm giảm áp huyết. 15–16 Một yếu tố nguy cơ khác cũng chịu ảnh hưởng bởi xơ trong thực phẩm là bệnh tiểu đường. Người mắc bệnh tiểu đường có khuynh hưởng mắc bệnh tim nhiều hơn dân số nói chung. Xơ trong chế độ ăn uống được biết làm gia tăng độ nhạy của insulin, như thế làm giảm các triệu chứng có liên quan đến bệnh tiểu đường và do đó, nguy cơ bệnh tim cũng giảm. 17–18
Nếu bạn muốn tránh một cơn đau tim hay một cú đột quy, bạn nên ăn dừa. Cơm dừa tốt cho tim. Nó có một ảnh hưởng tích cực đối với nồng độ lipid trong máu và sẽ làm hạ cholesterol. Các cuộc nghiên cứu cho thấy thêm dừa vào chế độ ăn uống sẽ làm giảm cholesterol toàn diện một cách đáng kể. Cholesterol xấu, triglycerides và phospholipids. Mặt khác, cholesterol tốt gia tăng. Vì thế tổng lượng lipid cải thiện, làm giảm nguy cơ bệnh tim. Những hiệu ứng này được quan sát nơi các cuộc nghiên cứu cả động vật và người. 19–20
Cơm dừa không chỉ bảo vệ tim bằng cách làm giảm nồng độ lipid trong máu, mà còn cải thiện tình trạng các chất kháng oxy hóa và làm giảm sự căng thẳng oxy hóa. Các chất chống oxy hóa bảo vệ các mô như tim và mạch máu không bị tác động phá hủy của gốc tự do. Tiêu thụ dừa làm giảm các sản phẩm oxy hóa trong tim và gia tăng hoạt động của các chất siêu oxy hóa như dismutase và catalase – enzim kháng oxy hóa bảo vệ tim và các động mạch khỏi gốc tự do thúc đẩy xơ vữa động mạch. 21
Thuốc giun
Một lợi ích thú vị của xơ dừa, không tìm thấy trong các chất xơ khác, là nó có tác dụng như một thứ thuốc giun (nghĩa là trục xuất các giun ký sinh). Ăn cơm dừa để loại ký sinh trùng là là một tập tục truyền thống ở Ấn Độ thậm chí được giới chuyên môn y học ban đầu công nhận. Nó được bao gồm trong một quyển sổ kim chỉ nam thuốc nhiệt đới được phát hành tại Ấn Độ năm 1936 22 và trong một dược phẩm của Ấn Độ, thuốc của người Ayurvedic được phát hành vào năm 1976. 23
Năm 1984 các nhà nghiên cứu tại Ấn Độ phác họa một cuộc nghiên cứu nhằm kiểm nghiệm tính hiệu quả của phương thuốc cổ truyền này. 24 Họ đến làng Sadri tại Rajasthan, Ấn Độ, nơi đây sự hoành hành của sán dây là bệnh của địa phương. (In 1984 researchers in India designed a study to test the effectiveness of this traditional remedy). 24 Người dân ở đây không phải là những người ăn chay và ăn thị bò sống hoặc chưa được nấu chín đúng mức. 50 người bị nhiễm trùng tình nguyện cho cuộc nghiên cứu này. Nhiều cách chế biến dừa khác nhau kết hợp với muối Epsom (một loại thuốc nhuận trường mạnh) được cung cấp cho những người tình nguyện. Việc xổ ra những ký sinh trùng dễn ra khi những đối tượng được cho ăn 400 grams dừa tươi hoặc 200 grams dừa khô, tiếp theo là muối Epsom. Người ta thấy dừa khô hiệu quả hơn dừa tươi và được xác định sau 12 tiếng, 90% các ký sinh trùng được xổ ra. Một số sán dây xổ ra trong cuộc nghiên dài hơn 6 feet. Sức khỏe của các bệnh nhân được theo dõi sau đó trong 6 tháng. 1/3 trong số họ không bị lại chứng này. Trong số những người bị lại, các nhà nghiên cứu suy đoán rằng có lẽ họ bị lại là do ăn thịt sống hoặc chưa được nấu chín, một thói quen phổ biến ở vùng này.
Tại thời điểm nghiên cứu các nhà nghiên cứu cho biết ngoại trừ thuốc Niclosomide, không có thuốc nào hiệu quả trong việc điều trị nạn hoành hành của sán dây bằng dừa. Tuy nhiên, Niclosomide, làm cho sán dây suy yếu hoặc cách ly, tiết ra độc tố có thể tạo nên những tác dụng phụ khó chịu. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng vì cơm dừa không độc hại, có thể chấp nhận được và có sẵn, khá rẻ và vì nó hiệu quả cao trong việc trục xuất sán dây mà không gây ra những tác dụng phụ. Nó là cách điều trị an toàn và hiệu quả đối với nạn hoành hành của sán dây. Vì công trình nghiên cứu này xác định tính hiệu quả của cách điều trị cổ truyền này, bạn có thể thẳng thắn nói rằng, “Một ngày một quả dừa sẽ cuốn trôi giun sán.”
Hấp thu khoáng chất
Thực phẩm có hàm lượng xơ cao là hạt giống và hạt như lúa mì, lúa mạch và hạt lanh. Một nhược điểm được các nhà nghiên cứu cho biết với cám hay xơ từ tất cả các nguồn này là chúng có chứa acid phytic là chất kết nối với các khoáng chất trong đường tiêu hóa và kéo chúng ra khỏi cơ thể. Do đó, việc hấp thu khoáng chất giảm. Một số khoáng chất kết dính với acid phytic bao gồm kẽm, sắt và calcium. Có ý kiến cho rằng ăn nhiều thực phẩm chứa acid phytic có thể dẫn đến việc thiếu khoáng chất. Thậm chí nồng độ xơ trong chế độ ăn uống 10 đến 20% ngăn cản việc hấp thu khoáng chất trong đường tiêu hóa. Dù vậy, chúng ta được khuyến cáo dùng 20 đến 35 % chất xơ trong chế độ ăn uống. Đây là tình huống catch-22. Chúng ta cần xơ cho sức khỏe tiêu hóa tốt, nhưng quá nhiều có thể gây ra những vấn đề về dinh dưỡng. Giải pháp hoàn hảo cho vấn đề này là giảm việc tiêu thụ xơ nhưng thay thế những xơ chúng ta tiếp nhận từ hạt và hạt giống bằng những loại xơ không rút khoáng chất ra khỏi cơ thể. Xơ dừa thích hợp với loại này. 25 Bạn có thể ăn bao nhiêu dừa tùy thích mà không phải bận tâm về những tác dụng tiêu cực của nó đối với tình trạng khoáng chất.
Các loại xơ
Xơ gồm nhiều thành phần khác nhau về phương diện cấu trúc và hóa học. Cơ bản chúng gồm 2 loại chính: hòa tan và không hòa tan. Mỗi loại có đặc điểm và lợi ích riêng của nó.
Xơ hòa tan phần nào tan trong nước. Nó bao gồm gums, pectins, và mucilages. Nó có dồi dào trong trái cây và rau quả. Pectin trong táo được dùng để làm mứt và thạch là xơ hòa tan. Lợi ích lớn nhất của nó là nó liên kết với mật và kéo ra khỏi cơ thể. Thành phần chính của mật là cholesterol. Qua việc lấy mật đi, có ít cholesterol hơn được tái ngấm vào cơ thể, như vậy giúp hạ được nồng độ cholesterol toàn diện. Xơ hòa tan cũng làm chậm việc tiêu hóa đường, như thế điều hòa nồng độ đường trong máu.
Xơ không hòa tan không thể tan trong nước. Nó gồm lignin, cellulose, và hemicellulose, là thành phần của thực vật về mặt cấu trúc. Chủ yếu nó có trong hạt, quả hạch và rau cải. Cám lúa mì phần lớn là xơ không hòa tan. Đây là loại xơ chúng ta thường nghĩ nó như là một chất xơ. Nó làm mềm phân và điều hòa thời gian chuyển tiếp trong ruột.
Có những sự khác nhau rõ rệt giữa 2 loại xơ này. Bằng chứng cho thấy xơ trong chế độ ăn uống ở cả 2 nguồn tan và không ta đều cần thiết cho sức khỏe. Hầu hết, các thực phẩm thực vật đều chứa hỗn hợp cả 2 loại. Vì xơ không tan có nhiều tác dụng lớn hơn trên thời gian chuyển tiếp trong ruột, nó được xem là quan trọng hơn nếu nói về lợi ích cho sức khỏe. Các biến chứng xuất hiện do tình trạng ruột uể oải đã tạo nên một số tình huống dẫn đến hầu hết các bệnh do việc thiếu chất xơ trong chế độ ăn uống. Nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy tính ưu việt của cám lúa mì, có hàm lượng xơ không hòa tan cao hơn đối với xơ trong trái cây và rau quả, là thực phẩm chủ yếu gồm xơ hòa tan. Xơ không hòa tan chủ yếu đem lại việc bảo vệ khỏi ung thư, bệnh tim, tiểu đường, bệnh Crohn và các bệnh đường ruột khác. 26–29 Cám lúa mì, do mật độ xơ không hòa tan cao, được giới thiệu nhiều lần cho những bệnh này.
Giống như cám lúa mì, dừa chủ yếu gồm xơ không hòa tan. Xơ trong dừa có khoảng 93% không hòa tan và 7% hòa tan. Dù tỉ lệ xơ hòa tan thấp, dừa vẫn chứa một lượng xơ này đáng kể. Thật vậy, nó chứa nhiều xơ hòa tan hơn hoặc lúa mì hoặc gạo. Vì thế nó có nhiều tác dụng trong việc làm giảm cholesterol và điều hòa nồng độ đường trong máu như hầu hết các loại thực phẩm thực vật khác có lượng xơ cao, có lẽ thậm chí còn nhiều hơn vì xơ không hòa tan cũng có ảnh hưởng đến các bệnh này ở một mức độ nào đó. Lợi ích thật sự của nó là nó chứa một tỉ lệ xơ không hòa tan cao hơn cám lúa mì, như thế giúp nó hữu hiệu hơn trong việc bảo vệ chống những bệnh có liên quan đến xơ.
Bột dừa và xơ trong chế độ ăn uống
Bạn có thể hưởng được những lợi ích của xơ dừa bằng cách ăn dừa tươi hoặc dừa khô và thêm dừa vào công thức chế biến món ăn. Hầu hết những người quen thuộc với việc thấy dừa được dùng trong các loại bánh cookies, cakes và pies đều lầm tưởng rằng dừa chỉ được dùng trong các món tráng miệng và kẹo ngọt. Bạn không cần phải ăn đồ ngọt mới có được lợi ích của xơ dừa. Một cách khác để gia tăng việc tiêu thụ xơ là bột dừa.
Bột dừa được làm từ cơm dừa. Nó được nghiền khô, mất chất béo và mịn thành bột giống như bột lúa mì. Giống như các loại bột khác, nó có thể được dùng để làm bánh mì, bánh nướng xốp, bánh quy và món thịt hầm. Nhược điểm duy nhất là nó không có gluten – loại protein thường thấy trong nhiều loại hạt. Gluten quan trọng trong các món bánh nướng vì nó làm cho bột có chất dính, giúp nó có bọt làm cho bánh mì nhẹ và mịn. Bánh mì được làm bằng bột mì thiếu chất gluten thường nặng và cứng. Tuy nhiên, nếu bạn dị ứng với gluten giống như nhiều người, không dùng chất này có thể là một lợi ích.
Với bột dừa, bạn có thể làm đa dạng loại bánh nướng ít carbohydrate tiêu hóa và nhiều xơ. Bột dừa so với những loại bột khác có phần thuận lợi hơn. Nó có nhiều chất xơ hơn và hàm lượng carbohydrate thấp hơn so với các loại bột khác. Nó chứa xơ gấp bốn lần bột đậu nành. Dù nó không chứa gluten, nó vẫn không thiếu protein. Nó có nhiều protein hơn bột mì trắng, bột lúa mạch đen, bột mì thô và giống như bột kiều mạch và bột lúa mạch.
Trong hầu hết các trường hợp bột dừa không thể thay thế hoàn toàn đối với lúa mì hay các loại bột khác trong công thức làm bánh mì chuẩn. Bạn cần kết hợp nó với bột mì, lúa mạch đen hay bột yến mạch. Khi làm bánh mì nhanh, thường bạn có thể thay thế 25% bột mì bằng bột dừa. Điều này vẫn gia tăng hàm lượng xơ đáng kể.
Hàm lượng xơ trong các loại bột khác nhau
Dừa 61
Cám lúa mạch 27
Cám yến mạch 16
Bột lúa mạch đen 15
Bột đậu nành 14
Bột lúa mì 13
Bột mì thô 11
Bột kiều mạch 8
Bột mì trắng 3
0% 50% 100%
Bột dừa chứa tỉ lệ chất xơ cao nhất trong chế độ ăn uống so với các loại bột khác. 61% bột mì gồm xơ với nước, protein, chất béo và carbohydrate hình thành 39% còn lại.
Bột dừa hút nhiều chất lỏng hơn các loại bột khác. Một trong những đặc điểm của xơ, đặc biệt là xơ không hòa tan, là khả năng ngấm hút hơi ẩm. Nhờ đặc tính này, nếu bột dừa được dùng trong các công thức chuẩn, bánh mì có thể quá khô. Để tránh tình trạng này bạn cần thêm một lượng nước tương đương hay chất lỏng khác. Nếu bạn dùng ½ bột dừa, bạn cần thêm ½ nước vào công thức. Thí dụ, nếu công thức của bạn cần 1 tách bột lúa mạch, bạn có thể giảm bột lúa mạch xuống ¾ tách và thêm ¼ tách (25%) bột dừa nhưng lúc bấy giờ bạn cũng nên thêm ¼ tách nước (tổng cộng 11/4 ). Đây là phần hướng dẫn tổng quát; cách tốt nhất để nhận định xem bạn có đủ chất lỏng hay không là nhìn phần bột nhồi. Nếu nó quá khô, hãy thêm một ít chất lỏng.
Bạn không thể dùng các công thức làm bánh mì chuẩn sử dụng 100% bột dừa. Đặc điểm của bột mì rất khác so với lúa mạch. Dù vậy, với cách làm đúng bạn có thể làm bánh mì, bánh nướng xốp, bánh cakes và bánh quy ngon và đa dạng các loại bánh khác dựa trên bột mì chỉ dùng bột dừa. Kết quả thật ngon và trong nhiều trường hợp thậm chí còn ngon hơn bột lúa mạch. Đối với những người dị ứng với bột mì, bột dừa là bột thay thế lý tưởng. Đối với công thức sử dụng 100% bột dừa tôi giới thiệu quyển sách của tôi Cooking with Coconut Flour: A Delicious Low-Carb, Gluten-Free Alternative to Wheat.*
* Để có quyển sách này cũng như những nguồn tài liệu khác về bộ dừa, xin vui lòng viết thư về Piccadilly Books Ltd., P.O. Box 25203, Colorado Springs, CO 80917. USA or e-mai info@piccadillybooks.com
Một nguồn xơ dừa khác là các chất bổ xung xơ trong chế độ ăn uống được làm từ bột dừa – một nguồn xơ đậm đặc bạn dùng như bất kỳ chất bổ sung trong chế độ ăn uống nào khác. Bạn chỉ dùng 1 hoặc 2 muỗng cà phê và thêm nó vào thức uống, smoothies và bánh nướng, món thịt hầm, canh và ngũ cốc nóng. Đây là cách đơn giản và dễ dàng để thêm chất xơ vào chế độ ăn uống hàng ngày của bạn mà không thay đổi gì nhiều trong cách ăn uống của bạn.
Cuộc nghiên cứu cho thấy thậm chí thêm một ít xơ vào chế độ ăn uống cũng có một ảnh hưởng quan trọng lên sức khỏe. Thí dụ, trong một cuộc nghiên cứu về bệnh tim mạch, một chế độ ăn uống nhiều chất xơ liên quan đến 21% nguy cơ bệnh tim thấp hơn. Sự khác biệt giữa lượng hấp thu xơ của mỗi người không lớn. Lượng hấp thu cao nhất chỉ có 23 grams, có khoảng 8 hay 9 grams trên trung bình. 8 hay 9 grams xơ có thể dễ dàng thêm vào chế độ ăn uống bằng cách thay thế bánh mì trắng bằng bánh lúa mì, ăn ngũ cốc hạt đầy đủ hay thêm một ít thực phẩm có nhiều xơ chẳng hạn như dùa. Các nhà dinh dưỡng cho chúng ta biết chúng ta nên ăn từ 20 đến 35 grams xơ một ngày. Bác sĩ Burkitt đề nghị 40 grams một ngày. Ăn từ 35 đến 40 grams xơ một ngày là lý tưởng; tuy nhiên gia tăng việc hấp thu chất xơ thậm chí với một lượng nhỏ cũng có những tác dụng lợi ích. Thêm 2 hoặc 3 muỗng canh xơ dừa một ngày vào chế độ ăn uống của bạn có thể là tất cả những gì bạn cần để lợi dụng nhiều lợi ích cho sức khoẻ mà dừa mang lại.
Nước Dừa
Nước của sự sống
“Nước dừa ngọt, gia tăng tinh dịch thúc đẩy tiêu hóa và làm sạch đường tiểu,” Y học Ấn Độ của người Ayurvedic cho biết. Nước dừa, cũng được gọi là nước của trái dừa được tìm thấy bên trong trái dừa tươi. Ngược với quan điểm thường thấy, chất nước này không phải giống y như nước cốt dừa. Nước cốt dừa khác hẳn và được thảo luận đầy đủ hơn trong phần tiếp theo.
Xét theo một nghĩa nào đó, nước dừa là nhựa cây. Nó là một chất lỏng tương đối trong suốt giống nước hơn sữa. Nó rất ngon và có mùi vị và là thức uống được ưa thích của các cư dân Châu Á và Thái Bình Dương. Ngoài hợp chất nhóm đường tự nhiên, nó chứa một mảng vitamin và khoáng chất phức hợp khiến nó trở thành một thức uống dinh dưỡng. Nó dồi dào potassium, chlorides, calcium và magnesium với một lượng sodium, đường và protein vừa phải. Nó thật sự không có chất béo. Trong khi hàm lượng khoáng chất khá ổn định, mật độ đường và protein gia tăng khi quả chín.
Nước dừa chứa đa dạng dưỡng chất bao gồm một chút khoáng chất xuất xứ từ biển mà hầu hết các thực phẩm khác đều thiếu. Cây dừa mọc nhiều khắp các quốc gia nhiệt đới. Ngay cả những hòn đảo nhỏ nhất cũng đầy những cây dừa rải rác trên mặt đất mà trái đã rụng. Tất cả những gì cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu giải khát của con người là đến với trái dừa gần nhất. Trên nhiều hòn đảo nhỏ, nước dừa là nước duy nhất có thể uống được sẵn có. Vì lý do này, nước dừa là vị cứu tinh cho nhiều người và được gọ là “nước của sự sống”.
Là nhựa cây, nước dừa quả thật là “máu” của cây dừa. Mô tả sơ lược chất điện phân của nước dừa phần nào giống huyết tương của con người và vì lý do đó nó được các bác sĩ dùng như một dung dịch truyền trong tĩnh mạch và được tiêm thẳng vào máu để ngừa tình trạng mất nước. Khi nước dừa tươi được lấy ra từ dừa, chất lỏng này không có vi khuẩn và ký sinh trùng. Các bác sĩ làm việc ở các vùng khí hậu nhiệt đới thường dùng nước dừa như là dung dịch IV, một thông lệ phổ biến trong suốt thể chiến thứ II và tại Việt Nam dung dịch IV mang tính thương mại thường khan hiếm. 30 Nước từ một trái dừa chưa bổ ra không bị nhiễm khuẩn, nấm hay các mầm bệnh khác. Vì thế, nếu xử lý đúng cách, nó có thể được tiêm tĩnh mạch mà không sợ đưa vào những vi sinh gây hại. Các cuộc nghiên cứu gần đây về việc sử dụng nước dừa như là một dung dịch tiêm tĩnh mạch đã cho thấy nó thuận lợi hơn so với các dung dịch thương mại. 31 Nước dừa không làm tổn thương hồng cầu, không dị ứng và sẵn sàng được cơ thể tiếp nhận. Nó được xem như là một phương thức an toàn và hữu ích trong việc lấy lại nước, đặc biệt khi một bệnh nhân bị thiếu potassium.32 Thật vậy, nước dừa cho thấy hiệu quả như các dung dịch điện phân thương mại trong thời gian kéo dài tồn tại nơi các bệnh nhân.33 Các nhà nghiên cứu chứng minh rằng nước dừa được cung cấp như dịch truyền tiêm tĩnh mạch cho từ 1/3 đến ¼ thể trọng của bệnh nhân mà không hề có một biến chứng nào.
Nước dừa cũng được chỉ định như là phương thế lấy lại nước bằng cách uống.34 Nước này hữu ích trong các vùng nhiệt đới để khắc phục tình trạng mất nước do tiêu chảy. Tiêu chảy là bệnh chủ yếu trong nhiều quốc gia thuộc thế giới thứ ba làm thiệt mạng gần 5 triệu trẻ em mỗi năm. Hoạt động thể lý thái quá cũng gây mất nước. Các vận động viên và những người hâm mộ thể thao dùng nước dừa để bù đắp lại chất điện phân mất đi khi đổ mồ hôi. Nó tác dụng tốt và thậm chí tốt hơn một số thức uống thể thao thương mại phổ biến. Nước dừa là thức uống thể thao tự nhiên.
Vị của nước dừa thay đổi tùy theo độ tuổi của dừa. Nước từ những trái dừa còn xanh (chưa chín) được xem là vị và chất lượng ngon nhất. Nước từ những quả dừa chín, dù ngon, không thể sánh được. Không may, nếu bạn không sống ở những nơi dừa được trồng, khó mà có được những quả dừa xanh. Cho đến gần đây, chỉ có một cách duy nhất để lấy nước dừa là đập vỡ trái dừa ra. Nhu cầu đối với thức uống thể thao tự nhiên dẫn đến việc đóng gói nước dừa tươi. Hiện nay nó có sẵn ở nhiều nơi được đóng chai hay trong những bình chứa tetra pak.
Kiểm soát Cholesterol
Nước dừa không chỉ là thức uống thể thao hay thức uống dinh dưỡng. Nó là một loại thuốc bổ cho sức khỏe. Cuộc nghiên cứu cho thấy nó có tác dụng tích cực lên cholesterol. Trong một cuộc nghiên cứu, điển hình, nồng độ cholesterol trong máu thuộc cholesterol tốt gia tăng 46.2%. Các nhà nghiên cứu yêu cầu nồng độ cholesterol gan phải giảm 26.3% và nguy cơ xơ vữa động mạch giảm 41.1%. Họ kết luận rằng nước dừa là một thức uống tự nhiên, dinh dưỡng có thể giúp ngăn ngừa việc hình thành xơ vữa động mạch.
Hệ tiết niệu và sinh sản
Từ lâu nước dừa được biết về hiệu ứng liệu pháp của nó đối với hệ tiết niệu và sinh sản. Nước dừa được cho biết nó làm sạch việc nhiễm trùng bàng quang, lấy đi sỏi thận và cải thiện khả năng tình dục. Nghiên cứu y khoa cho thấy việc tiêu thụ nước dừa rất hiệu quả trong việc làm tan sỏi thận.36 Bác sĩ Eugenio Macalalag, giám đốc khoa Niệu Học thuộc bệnh viện đa khoa Trung Quốc tại Philippines cho biết, nước dừa chứng minh tính hiệu quả của nó nơi những bệnh nhân bị bệnh thận và bệnh sỏi niệu đạo. Các bệnh nhân của ông có thể đình hoãn việc điều trị lọc máu sau khi uống nước dừa đều đặn. Tại Philippines, nước dừa thường được biết với tên gọi là nước buko. Bác sĩ Macalalag cũng cho biết sự thành công nơi các bệnh nhân bằng cách truyền thẳng nước dừa vào thận. Ông gọi cách điều trị này là bukolysis. Có một câu nói mà giờ đây phổ biến ở Philippines là: “Một trái dừa một ngày sẽ tránh xa bác sĩ niệu khoa.”
Nước dừa được tiêm qua ống thông tiểu, đặt vào chỗ có những hòn sỏi (liệu pháp bukolysis) dẫn đến việc giảm đáng kể kích thước, làm tan những viên sỏi và trục ra ngoài mà không cần đến phẫu thuật. Thậm chí bằng cách uống nước dừa, hai hoặc ba lần một tuần, được quan sát kết quả là việc giảm đáng kể kích cỡ của sỏi thận chỉ trong một thời gian ngắn. Macalalag cho biết trong số 1.670 bệnh nhân trước đây từng bị sỏi hồi quy và được điều trị bằng liệu pháp buko, chỉ có 13% sỏi hồi quy trong thời gian 10 năm, và những hòn sỏi này nhỏ và xuất ra dễ dàng. Liệu pháp nước dừa hữu hiệu đến độ các bệnh nhân sỏi thận tiết kiệm được các chi phí đắc đỏ của y khoa. Bác sĩ Macalalag thường ta thán một cách dí dỏm rằng vì vậy ông bị “AIDS” hay ông gọi đó là “hội chứng thiếu lợi tức cấp.”
Nước dừa là thuốc lợi tiểu tự nhiên vì thế nó làm tăng lưu lượng nước tiểu. Điều này giúp làm loãng nước tiểu để những hòn sỏi ít có khả năng hình thành hơn và giúp tống khứ những hòn sỏi đang tồn tại ra ngoài. Nó cũng hỗ trợ ngăn ngừa nhiễm trùng bàng quang.
Nước dừa không chỉ làm sạch niệu đạo, nó còn phục hồi hệ sinh sản. Nước dừa từ những quả dừa tươi có tính làm tăng khả năng tình dục và tăng khả năng hoạt động tình dục. Ở đây không cần Viagra; nước dừa sẽ giúp bạn tươi trẻ và cường dương. Nó không chỉ có tác dụng đối với đàn ông; phụ nữ ở giữa thập niên 60 cho biết có sự gia tăng về tình dục sau khi uống nước dừa tươi. Tuy nhiên, nước từ trái dừa chín, dường như không có tác động mạnh. Nó phải từ dừa tươi, chưa chín hoặc dừa còn xanh.
NHỮNG ĐẶC TÍNH CỦA NƯỚC DỪA
Tại Ấn Độ, nước dừa được xem là thức uống dinh dưỡng tốt có nhiều đặc tính chữa bệnh như sau:
1. Reduces problems for infants suffering from intestinal disturbances.
2. Là thức uống hiệu quả chống tình trạng mất nước.
3. Chứa các hợp chất hữu cơ sở hữu những đặc tính kích thích sự phát triển.
4. Giữ cho cơ thể mát mẽ.
5. Dùng tại chỗ, nó ngăn ngừa được sức nóng châm chích và những bọc mũ của mùa hè oi bức, làm giảm chứng phát ban do bệnh đậu mùa, bệnh thủy đậu và bệnh sởi gây ra.
6. Diệt giun sán trong ruột.
7. Sự hiện diện của chất saline và albumen giúp nó trở thành thức uống tốt trong những trường hợp dịch tả.
8. Kiểm tra nhiễm trùng tiết niệu.
9. Thuốc bổ tuyệt vời cho người già và người bệnh.
- Điều trị suy dinh dưỡng.
- Là thuốc lợi tiểu
- Làm tan sỏi thận và sỏi đường tiết niệu.
- Hữu ích như một dung dịch dùng tiêm tĩnh mạch.
- Hữu ích như chất thay thế huyết tương trong máu và dễ được cơ thể hấp thu.
- Hỗ trợ việc ngấm nhanh thuốc và tạo nên mật độ cao trong máu dễ dàng hơn do hiệu ứng điện phân của nó.
- Khử trùng đường tiểu và loại bỏ các chất độc trong trường hợp bị ngộ độc khoáng chất.
Nguồn: Hội Đồng Phát Triển Dừa, Ấn Độ.
Bệnh tăng nhãn áp
Nước dừa có thể hữu ích cho những người bị tăng nhãn áp. Tăng nhãn áp xảy ra khi áp suất chất lỏng trong mắt cao bất thường, gây tổn thương cho các mạch máu nhỏ và các sợi thần kinh thị giác. Nếu không được điều trị, tăng nhãn áp có thể dẫn đến tình trạng mất thị lực thường xuyên. Tăng nhãn áp không có cách điều trị; tất cả những gì cần làm là ngừa nó để đừng trở nên tệ hại hơn. Cách điều trị gồm việc đắp thuốc lên mắt để giảm nhãn áp. Thuốc nhỏ mắt phải được dùng đều đặn để kiểm soát áp xuất chất lỏng.
Ham muốn tình dục
Sáng sớm ngày hôm nay tôi đến một tiệm tạp hóa của người Việt Nam để mua một chai nước cốt dừa nguyên chất. Người chủ cửa hàng xinh xắn giơ “tay của bà lên như một cảnh sát giao thông”, nhưng bà có một nụ cười ranh mãnh trên khuôn mặt.
Bà hỏi tôi, “Ông mua thật nhiều nước cốt dừa có chất béo! Không phải nước dừa. Ông muốn sống đến 100 tuổi ư?”
Tôi gật đầu khẳng định và mỉm cười với bà.
Bà cảnh báo tôi bằng sự lạnh lùng ngạo nghễ qua giọng nói của Bà “Tất cả đều toàn nước cốt dừa. Quần áo ông mặc sẽ không còn vừa nữa. Ông sẽ gầy đi và phải mua quần áo mới thôi.”
Tôi nói tôi có thể sống với điều đó thôi.
Rồi bà nói. “Ông sẽ giống như một thanh niên và gặp phiền toái với các cô gái như cách đây nhiều năm.”
Câu nói này làm tôi giật mình. Tôi chưa từng nghe nói đến đặc tính này của dừa bao giờ. Tôi mỉm cười và nói tôi cũng có thể sống với điều đó.
Bà mỉm cười với tôi và nói, “Tôi dám đánh cá là ông có thể!” Cười khúc khích và đỏ mặt.
Khi tôi rời cửa hàng, người phụ nữ này nói “Tôi từ Thái Lan. Chúng tôi biết những điều này về dừa. Ông sẽ sớm quay trở lại thôi. Một bình không giúp ông kéo dài được lâu đâu.”
Tôi chưa từng nghe nói nước cốt dừa có nhiều chất béo hay dầu dừa tốt cho việc phục hồi khả năng tình dục nơi người cao tuổi.
Alobar
Nước dừa cho thấy hiệu quả trong việc làm giảm áp suất chất lỏng trong mắt.37 Hiệu ứng kéo dài khoảng 2 giờ rưỡi.
Ngoài ra, nước dừa cho thấy có tác dụng như một chất kháng oxy hóa, lọc sạch nhiều loại gốc tự do phá hoại và bảo vệ hemoglobin trong máu từ chất oxy hóa gây ra nitrite.38 Những hiệu ứng này quan trọng nhất khi dùng nước dừa tươi. Chúng giảm đáng kể khi nước dừa được đun hoặc xử lý.
Một phương pháp cổ truyền cho việc điều trị bệnh đục thủy tinh thể có liên quan đến việc dùng nước dừa. Vài giọt nước dừa được nhỏ vào mắt, một khăn ướt nóng được đắp lên mắt, đặt bệnh nhân nằm xuống với khăn đậy mắt trong khoảng 10 phút. Tôi biết nhiều người đạt được các kết quả tốt bằng phương thức này. Có lẽ phần nào lý do là nó có thể có tác dụng do hiệu ứng kháng oxy hóa của nước dừa. Bệnh đục thủy tinh thể do oxy hóa gây ra vì thế hiệu ứng kháng oxy hóa của nước dừa có thể giúp ích phần nào.
Thuốc Nhuận Trường
Một điều nên biết khi sử dụng nước dừa là uống quá nhiều có thể có hiệu ứng nhuận trường. Đặc tính này của nước dừa có thể hoặc không dễ chịu tùy thuộc vào tần số bình thường của nhu động ruột. Đối với người bị táo bón, uống nhiều nước dừa có thể là điều tốt. Đối với người khác, việc dùng nước dừa có thể bị giới hạn tốt nhất đối với sức chịu đựng của ruột. Sức chịu đựng của ruột là lượng nước dừa tối đa mà bạn có thể uống mà không phải đi vệ sinh. Việc này thay đổi tùy từng người. Sự chịu đựng của ruột có thể gia tăng nếu dùng đều đặn.
NƯỚC CỐT DỪA
Nước cốt dừa không phải là một chất lỏng loãng bạn thấy bên trong một trái dừa tươi. Nó là một sản phẩm có được do chiết xuất nước từ cơm dừa. Vị bề ngoài và hàm lượng dinh dưỡng khác hẳn nước dừa.
Nước dừa hầu như không có chất béo hay protein. Nước cốt dừa dồi dào chất béo và protein. Nó có kết cấu dày như kem và thể rắn màu trắng khiến cho vẻ bên ngoài của nó giống sữa bò. Nước cốt dừa chứa khoảng 17 đến 24 % chất béo, tùy thuộc vào lượng nước được sử dụng trong khi chế biến. Nước cốt có chất béo càng nhiều thường được gọi là kem dừa, rất dày và béo, giống như kem sữa.
Một khác biệt khác giữa nước dừa và nước cốt dừa là hàm lượng đường. Nước dừa ngọt nhưng nước cốt dừa thì không. Dù nước cốt dừa có vị dễ chịu, nó chứa ít đường. Thậm chí nó có ít đường hơn sữa. Vì hàm lượng carbohydrate thấp, nước cốt dừa lý tưởng cho chế độ ăn uống ít carbohydrate. Nước cốt dừa rất phổ biến trong việc nấu nướng ở Châu Á đặc biệt tại Thái Lan và Philippines. Tại một số cộng đồng nó được sử dụng trong việc chế biến hầu như mỗi bữa ăn.
Đa dạng sản phẩm nước cốt dừa được chế biến có sẵn trên thị trường. Chúng thường được bán dạng lon 14 ounces nhưng cũng có sẵn những lon lớn hơn như trong tranh hoạt họa. Nước cốt dừa thường có khoảng 17% chất béo. Kem dừa có khoảng 21 đến 24% chất béo. Một số loại nước cốt được pha loãng để giảm hàm lượng chất béo. Dạng này được gọi là nước dừa “ít chất béo” hay “loãng”. Hàm lượng chất béo khoảng 14% hoặc ít hơn. Để có được nước cốt đậm đặc, các chất làm đặc như guar gum đôi khi được thêm vào. Tôi thường tránh nước cốt ít chất béo vì hàm lượng dầu dừa bị giảm. Một trong những lý do tôi ăn nước cốt dừa là để hưởng lợi ích của chất béo. Tôi không muốn giảm lợi ích này bằng cách ăn nước cốt ít chất béo.Theo ý tôi, hàm lượng chất béo càng nhiều càng tốt. Một sản phẩm khác mà bạn có thể tình cờ bắt gặp là Kem Dừa. Loại này thì không giống y như kem dừa. Kem dừa là loại kem được thêm đường và rất ngọt. Nó được dùng trong việc chế biến các thức uống ngọt và đồ tráng miệng.
Một nguồn dầu dừa tốt
Vì nước cốt dừa chứ tỉ lệ chất béo cao, các lợi ích cho sức khỏe cũng giống như dầu dừa. Nó có thể được dùng tại chỗ trong nhiều trường hợp như dầu dừa. Chẳng hạn, nó có thể được bôi lên da để điều trị những vết cắt, vết bỏng, và sạm nắng. Nó tốt cho da đầu và tóc. Nó có thể hỗ trợ khống chế gàu, làm cho tóc bóng mượt và trông khỏe mạnh. Nó có thể giữ cho da mềm và bóng mượt như lụa và được biết là chất tẩy các vết nhăn. Nước cốt dừa lên men được dùng để loại trừ chí trên đầu. Được biết uống dầu dừa sẽ tốt cho bệnh đau cổ họng cũng như làm giảm các vết loét dạ dày. Thật vậy, Bất kỳ bệnh nào chịu tác dụng của dầu dừa sẽ chịu tác dụng tương tự bởi nước cốt dừa.
Những lợi ích chủ yếu mà nước cốt dừa có ưu điểm trên nước dừa nguyên chất là nó dễ chiết xuất từ cơm dừa hơn, đa năng hơn và có nhiều cách để chế biến thực phẩm hơn. Nước cốt dừa đem lại một cách dễ dàng để thêm dầu dừa vào chế độ ăn uống. Nước cốt dừa là một chất thay thế tuyệt hảo thay cho sữa. Nó có hương vị béo như kem và mùi dịu. Nó có thể được dùng bất kỳ cách nào như bạn dùng sữa và kem. Giống như sữa, nó không ngọt, vì thế nó có thể được dùng để tạo đa dạng các món ăn chẳng hạn như canh, món chowder (cá hay trai hầm với hành, thịt muối . . . ), thịt hầm, cà ri, nước sốt và dĩ nhiên nó cũng có thể được dùng làm món tráng miệng. Nó là chất tốt thay thế cho sữa có thể uống được bằng ly hay được dùng để làm thức uống hay smoothie (sinh tố trái cây).
A Dairy-Free Milk
Đối với nhiều người không thể hoặc không muốn dùng sữa, nước cốt dừa là thứ thay thế tốt cho sức khỏe. Nhiều người không chịu được lactose (đường, sữa) hay dị ứng đối với sữa. Một số không ăn sữa vì họ là những người ăn chay hoặc không thích dùng sữa đã khử tiệt trùng, bị làm đồng chất, bị cắt phân đoạn hoặc bị vận dụng qua việc xử lý hiện đại. Một số người thích thực phẩm sống, không uống sữa hoặc các sản phẩm khác của sữa vì nó được đun trong quá trình xử lý. Không kể lý do này, những người này có thể ăn nước cốt dừa và vẫn thưởng thức được “hương vị” của các sản phẩm hàng ngày.
Dị ứng là một vấn đề lớn đối với nhiều người Allergies are a major problem with many people. Hơn 60% trường hợp dị ứng thực phẩm là sữa và quả hạch.39 Tin vui cho những người này là họ có những thứ thay thế khác với dừa. Trong khi một số người dị ứng với hầu hết các loại thực phẩm, tương đối không có bao nhiêu người có phản ứng dị ứng đối với dừa. Căn cứ trên nghiên cứu của y học và theo dõi lâm sàng, dừa được xem là thực phẩm ít gây dị ứng và vì thế, được đề nghị như là chất thay thế dinh dưỡng trong chế độ ăn uống đối với những người gặp phiền toái do dị ứng. 40 40% những người dị ứng thực phẩm cũng dị ứng với hạt của cây – cây quả óc chó, cây hồ đào, quả hạnh v.v. . . Dù vậy, những người dị ứng với quả hạch thường không dị ứng với dừa. Dù có thể dị ứng với dừa, dị ứng dừa nơi những người bị dị ứng với hạt của cây thì cực hiếm. Thật vậy, trên thế giới chỉ có 2 trường hợp được biết đến. 41 Vì thế, những người dị ứng thực phẩm, nhất là dị ứng quả hạch có thể ăn dừa hoặc nước cốt dừa mà không ngại gì. (So people with food allergies, particularly nut allergies, can eat coconut and coconut milk without fear).
Ăn dừa có thể thật sự giảm những triệu chứng có liên quan đến dị ứng. Nhiều người cho biết có sự cải thiện trong các triệu chứng dị ứng khi họ dùng dừa đều đặn trong chế độ ăn uống của họ. Lý do phần nào là dầu dừa giúp quân bình môi trường trong ruột và chữa trị thành ruột – 2 sự việc ảnh hưởng quan trọng đến việc xảy ra dị ứng.
Việc trồng dừa
Xuyên xuốt lịch sử người ta khắp nơi trên thế giới đều phát triển các phương pháp bảo tồn thực phẩm bằng việc lên men. Sữa sống tứ bò, cừu, dê, bò Tây Tạng và lạc đà được bảo quản bằng cách cấy nó bằng vi khuẩn. Những vi khuẩn vô hại này hiệu quả trong việc khử tình trạng hỏng và các vi sinh gây bệnh, khiến nó có thể bảo quản sữa trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần mà không cần đến tủ lạnh. Sản phẩm được trồng trở nên sản phẩm được ưa thích của các sắc tộc và được giới thiệu khắp thế giới khi người ta di dân từ nơi này đến nơi khác. Sữa chua có lẽ là loại sữa được cấy phổ biến nhất. Người ta cho rằng nó xuất xứ từ các bộ lạc du mục vùng đông Âu và Tây Á và là thực phẩm chính trong chế độ ăn uống của vùng Trung Đông qua nhiều thế kỷ. Từ “yoghurt” nguyên gốc là tiếng Thổ Nhĩ Kỳ.
Có nhiều loại sữa lên men khác nhau. Tất cả đều khác về vị và vẻ bên ngoài qua loại vi sinh được sử dụng trong quá trình lên men. Thọat đầu vi khuẩn trong sữa xuất hiện cách tự nhiên và chứa hàng tá các loại vi khuẩn khác nhau. Kefir, chẳng hạn, chứa gần 50 loại vi khuẩn riêng biệt. Vì các loại vi khuẩn trong không khí thay đổi theo từng vùng và từng mùa, từng loại sữa, thậm chí từ chính địa phương đó, có thể thay đổi khẩu vị và chất lượng. Đôi khi nó có thể ngon hơn những loại khác, mỗi lần hầu như không thể có được cùng kết quả chính xác như nhau, tùy thuộc vào thiên nhiên. Khi việc cấy đạt chất lượng tốt, nó được bảo quản bằng cách bắt đầu một lố mới sử dụng một phần từ lố trước. Bằng cách này việc nuôi cấy tốt nhất được bảo quản.
Mỗi vùng phát triển những sản phẩm độc đáo riêng của họ, chẳng hạn, Kefir từ vùng núi phía Nam nước Nga của người Caucasian, Fil Mjolk của người Scandinavia và Nata De Coco của người Philippines.
Sữa được cấy vi khuẩn có tiếng là thực phẩm tốt cho sức khỏe giúp con người lấy lại sự tươi trẻ phục hồi sức khỏe và mang lại sinh lực cho người ốm. Mối quan tâm hiện đại đối với sữa được cấy bắt đầu năm 1920 khi nhà nghiên cứu người Nga cho biết người dân quê Bulgarian, chế độ ăn uống của họ gồm nhiều sữa chua có sức khỏe lạ thường và tuổi thọ hết sức cao.
Bí quyết lợi ích cho sức khỏe của sữa cấy xuất phát từ những vi sinh có liên quan đến quá trình lên men. Những vi khuẩn “thân thiện” này giống y như những vi khuẩn trong đường ruột. Mỗi người chúng ta cò hàng tỉ vi sinh (vi khuẩn và men) trong đường tiêu hóa. Những vi sinh này cần thiết cho sức khỏe tốt khi chúng hỗ trợ trong việc tiêu hóa, gia tăng việc hấp thu dinh dưỡng, hỗ trợ hệ miễn dịch, ngăn chận sự phát triển của các vi sinh gây bệnh và bảo vệ chúng ta khỏi nhiễm trùng.
Hai trong số vi khuẩn phổ biến nhất trong sữa cấy cũng như trong đường tiêu hóa là Lactobacillus và Bifidobacteria. Các vi khuẩn thân thiện này có tác dụng như những người lính canh, thường xuyên bảo vệ chúng ta khỏi những vi sinh gây hại. Khả năng của những vi sinh này ngăn chận những cuộc tấn công của các vi sinh gây bệnh thật không tưởng. Chúng tích cực ngăn chận những vi khuẩn và men gây hại từ cuộc tấn công và các tế bào gây hại trong đường ruột. Chúng không chỉ bảo vệ các tế bào chúng ta khỏi tổn thương, mà còn ngăn chận sự phát triển của các vi sinh gây hại. Lactobacillus, chẳng hạn, ngăn chận sự phát triển của vi khuẩn Staphylococcus aureus, một loại vi khuẩn gây bệnh thường gây ngộ độc thức ăn, nhiễm trùng đường tiểu và hội chứng gây độc trong số các bệnh khác. Các nhà nghiên cứu cho biết các vết thương bị nhiễm khuẩn staphylococcus lành nhanh hơn khi vi khuẩn Lactobacillus hiện diện. 42 Họ thấy rằng trong khi các vi khuẩn không bị Lactobacillus tiêu diệt, chúng ngăn chận việc sinh sản bội tăng để hệ phòng vệ của cơ thể chiến đấu chống nhiễm trùng.
Theo một cuộc nghiên cứu trong Lancet, tạp chí của Hiệp Hội Y Học Anh, điều trị cho phụ nữ có thai bằng “vi khuẩn tốt” như Lactobacillus trong sữa chua có thể ngăn ngừa được những đứa bé tương lai không bị hen suyển.
Các vi sinh thân thiện trong sữa lên men tạo ra các hợp chất ngăn chận hoạt động của các enzim có liên quan đến việc hình thành ung thư trong đường ruột và bảo vệ chống lại ung thư ruột kết và trực tràng. Nhưng những lợi ích này không chỉ dừng lại ở đó. Ảnh hưởng mà vi khuẩn có, còn đi xa hơn đường ruột. Các chất chống ung thư do các vi khuẩn thân thiện tạo ra cũng làm giảm nguy cơ ung thư một nơi khác trong cơ thể. Nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy nguy cơ ung thư vú được giảm ở phụ nữ dùng các sản phẩm sữa lên men. 43-45
Cùng với các vi khuẩn thân thiện trong đường tiêu hóa, chúng ta cũng có những vi khuẩn không thân thiện và men – các vi sinh kích thích bệnh. Điều duy nhất giữ chúng không gây bệnh là vi khuẩn tốt. Nếu vi khuẩn tốt không có mặt ở đó, vi khuẩn xấu và nấm sẽ chiếm cứ và tiến hành tàn phá sức khỏe chúng ta. Không may, điều này xảy ra khá thường. Thuốc thường ảnh hưởng đến các vi sinh vật trong ruột. Kháng sinh không phân biệt được vi khuẩn tốt và xấu. Một liều kháng sinh đơn thuần nhằm triệt nhiễm trùng cũng hạ gục vi khuẩn thân thiện trong ruột. Không có sự bảo vệ của vi khuẩn tốt, các loại men như nấm Candida sản sinh nhanh và dẫn tới việc nhiễm trùng nấm và viêm nấm Candida.
Thực phẩm cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của ruột. Môi trường trong ruột cũng giống như môi tường sinh thái trong thiên nhiên. Nếu một thành phần trong môi trường sinh thái mất quân bình, mọi thứ khác đều bị ảnh hưởng. Thực phẩm chúng ta ăn cũng chuẩn bị cho môi trường trong ruột. Một chế độ ăn uống dồi dào carbohydrate tinh luyện và đồ ngọt nuôi các tế bào nấm và kích thích sự phát triển của chúng. Xơ trong chế độ ăn uống nuôi các vi khuẩn thân thiện. Một chế độ ăn uống ít chất xơ, nhiều bột mì xử lý và đường cũng làm hỏng môi trường tự nhiên, gây mất quân bình nơi vi sinh vật của ruột. Kết quả là, sự quân bình acid kiềm chuyển đổi tạo ra sự phát triển các vi sinh không lành mạnh và ngăn chận thêm sự phát triển của các vi khuẩn bảo vệ. Không có sự bảo vệ của các vi khuẩn tốt, hệ miễn dịch trở nên căng thẳng và sức khỏe gồng gánh.
Một số bệnh có thể xuất hiện khi sức khỏe của ruột mất quân bình. Các vi khuẩn tốt tạo ra nhiều vitamin chúng ta cần cho sức khỏe tối ưu như vitamin B-6, B-12, K, niacin, và acid folic. Nếu sức khỏe của ruột kém, việc sản sinh những vitamin này kém. Nếu bạn ăn một chế độ ăn uống rất quân bình thì không có quá nhiều bệnh, nhưng nếu chế độ ăn uống của bạn kém, bạn sẽ thiếu những dưỡng chất quan trọng và việc giảm sút này có thể thúc đẩy việc thiếu dưỡng chất. Các vi khuẩn thân thiện cũng giúp ngăn chận hoạt động chuyển các hóa chất vô hại thành các tác nhân gây ung thư. Vì thế sức khỏe của ruột cũng ảnh hưởng đến độ nhạy cảm đối với ung thư. Một khối bệnh khác cũng có thể xuất hiện do sức khỏe của ruột kém, bao gồm táo bón, hội chứng nhạy cảm đường ruột, trĩ, dị ứng, cảm mạo, cảm lạnh, mệt mãn tính, đau nửa đầu, loét v.v . . . Nói vắn tắt: Nếu ruột của bạn không vui, bạn cũng sẽ không vui.
Dừa có thể là một trợ lực trong việc bình thường hóa môi trường và cải thiện chức năng đường tiêu hóa. Hàm lượng xơ của cơm dừa cao giúp loại bệnh táo bón và giữ cho mọi thứ hoạt động đúng mức. Xơ cũng được các vi khuẩn thân thiện dùng như thực phẩm, kích thích sự phát triển của chúng. Các acid béo chuỗi trung bình trong dầu dừa tiêu diệt nấm Candida và các vi khuẩn gây bệnh giành chỗ trong đường tiêu hóa với các vi khuẩn thân thiện. Các acid béo chuỗi trung bình không gây tổn thương cho các vi khuẩn thân thiện. Nước cốt dừa trồng và nước cung cấp việc củng cố gia tăng số vi khuẩn tốt trong ruột.
Nata de coco là sản phẩm lên men bản xứ của Philippines được làm từ nước dừa và đôi khi từ sữa. Các nông dân trồng dừa chế biến tại nhà và ăn nó như món tráng miệng. Giống như sữa chua và các loại sữa cấy khác, đường và trái cây thường được thêm vào. Dù vậy, Nata de coco, khác hẳn sữa chua. Nó có hương dịu, bề ngoài đục giống như thạch và có cơ cấu để nhai nhiều. Không giống như sữa cấy, nó là một nguồn xơ tốt trong chế độ ăn uống. Xơ này từ cellulose vi khuẩn cho nó cấu tạo nhai khác biệt. Nó được xem là thực phẩm bổ dưỡng tại Philippines vì nó dồi dào nguồn xơ và ít calories. Vì nó có hàm lượng calories gần bằng 0 nên nó là thực phẩm có chất xơ lý tưởng trong chế độ ăn uống. Nó có thể giúp bạn no mà không làm bạn căng bụng. Nó cũng được biết là ngăn ngừa được chứng rối loạn dạ dày ruột, thậm chí ung thư ruột kết và được dùng như một miếng băng cho các vết thương. Dù nó xuất xứ từ Philippines, nó được phổ biến rộng rãi ở Nhật và các quốc gia Châu Á khác.
Trong những năm gần đây, một sản phẩm dừa trồng mới xuất hiện kết hợp những lợi ích thần kỳ về sức khỏe của Kefir từ vùng núi của người Caucasian với những kỳ diệu của dừa từ các nước nhiệt đới. Khẩu vị được trồng mới này là nước cốt dừa Kefir và nước dừa.
Trả lời