TỦ THUỐC DỪA II – CH 6.1 DDTL

TỦ THUỐC DỪA II

CH 6-1 SÁCH COCONUT CURES – DẦU DỪA TRỊ LIỆU

TÁC GIẢ: DR BRUCE FIFE

CTY DDTV; CHUYỂN NGỮ

 

 

 

TỦ THUỐC DỪA II:

 

CƠM DỪA, NƯỚC DỪA VÀ NƯỚC CỐT DỪA

 

Trong chương này, chúng tôi bao gồm phần thứ hai của Tủ Thuốc Dừa. Những khía cạnh về sức khỏe của cơm dừa, nước dừa và nước cốt dừa được mô tả. Dù nhiều lợi ích cho sức khỏe của những sản phẩm này xuất xứ từ chất béo hay dầu mà chúng có, mỗi sản phẩm có những lợi ích độc đáo riêng của nó.

 

CƠM DỪA

 

Dừa được gọi là “vua của các thực phẩm”. Nó được dùng vừa như là một loại thực phẩm để duy trì cuộc sống vừa là một loại dược phẩm để phục hồi sức khỏe. Truyền thống cho biết ăn trái dừa là một trong những bí quyết để có sức khỏe tốt và sống thọ. Theo hiểu biết của tôi, không đơn thuần một thực phẩm nào đem lại nhiều sức khỏe như dừa. Thật vậy, nhiều người có cuộc sống kéo dài không gì hơn là dừa duy trì cuộc sống của họ. Một số cư dân ở đảo phát triển mạnh nhờ vào việc kiên trì trong chế độ ăn uống mà chủ yếu là dừa. Trong nhiều thế hệ, họ sống mà không hề có những bệnh đang hoành hành xã hội hiện đại. Không bao nhiêu, nếu có, những loại thực phẩm khác có thể cung ứng một cách đầy đủ cho nhu cầu dinh dưỡng và thuốc men cho cơ thể con người. Dầu dừa quả thật là “vua của các thực phẩm”.

 

Cơm dừa từ một trái dừa chín thì cứng, màu trắng, hơi ngọt và có mùi vị hấp dẫn. Tại các vùng nhiệt đới, dừa chưa chín – còn được gọi là dừa xanh hay dừa non – là thực phẩm quý. Cơm dừa chỉ phát triển phần nào và có bề ngoài sền sệt. Nó đủ mềm để bạn có thể dùng muỗng để ăn và khẩu vị khác hẳn với cơm của một trái dừa chín. Cơm mềm của một trái dừa non thường được cho những em bé như là thực phẩm đầu tiên trong thời gian cai sữa. Khi dừa già, cơm dừa dầy và cứng. Những trái dừa non hư nhanh hơn những quả đã chín, vì thế chúng ít được tìm thấy ở chợ ngoài những vùng nhiệt đới. Nếu bạn tìm thấy chúng trong thời tiết ôn hòa, chúng được giữ mát để khỏi hư. Khi vừa chín,dầu và xơ dừa gia tăng.

 

Thực phẩm chức năng

 

Giống như dầu, cơm dừa rõ ràng là một thực phẩm chức năng. Nó mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe ngoài hàm lượng dinh dưỡng của nó. Cơm từ một trái dừa chính chứa tất cả những lợi ích dinh dưỡng và sức khỏe liên quan đến dầu đã được thảo luận trong các chương trước. Điều đó có nghĩa là nó cải thiện tiêu hóa và tình trạng dinh dưỡng, bảo vệ chống ung thư và bệnh tim, hỗ trợ giảm cân, tiêu diệt những vi sinh gây bệnh và ký sinh trùng cũng như tất cả những lợi ích khác liên quan đến dầu. Lý do là cơm dừa chứa một hàm lượng dầu cao. Dầu dừa được chiết xuất từ cơm dừa. Tính theo trọng lượng, cơm dừa chiếm 34% dầu. Đây là một tỉ lệ lớn của dầu và là lý do tại sao nó được chiết xuất từ cơm.

 

Cơm dừa tươi theo trọng lượng chứa 47 % nước. Khi cơm dừa được phơi khô, lượng nước giảm xuống còn 3%. Không có nước, tỉ lệ chất béo gia tăng; dừa khô chứa 64% chất béo. Ăn cả dừa tươi lẫn dừa khô đều mang lại một nguồn tăng sức khỏe tốt.

 

THÀNH PHẦN CỦA DỪA

 

(Tỉ lệ % theo trọng lượng)

 

  Tươi Khô
Nước 47 3
Chất béo 34 64
11 15
Protein 4 9
Tinh bột và đường 4 9

 

Khác với nước, hai thành phần chính trong dừa là chất béo và xơ. Hàm lượng xơ quan trọng vì nó cung cấp những lợi ích ngoài lợi ích của dầu.

 

Có 2 loại carbohydrate trong thực phẩm: tiêu hóa và không tiêu hóa. Carbohydrate tiêu hóa gồm tinh bột và đường cung cấp calories. Carbohydrate không tiêu hóa chỉ đơn thuần là chất xơ trong thực phẩm vì nó không bị phân hủy hay tiêu hóa nơi người. Nó không cung cấp calories.

 

Dừa chứa rất ít carbohydrate tiêu hóa biến nó trở thành sự chọn lựa tuyệt hảo cho những người tìm thực phẩm có hàm lượng carbohydrate thấp. Một tách dừa tươi nạo (80 grams) chỉ có 3 gram carbohydrate tiêu hóa và 9 grams sợi. Dừa khô có hàm lượng carbohydrate tiêu hóa hơi cao hơn: 1 tách dừa khô nạo chứa 7 grams carbohydrate tiêu hóa và 12 grams sợi. Dầu dừa là một phương cách hay để thêm chất xơ và hương vị vào thực phẩm mà không cần quá nhiều calories từ carbohydrate.

 

Dừa tươi có tổng cộng 15% carbohydrate – 4% tiêu hóa và 11% không tiêu hóa. Phần còn lại (85%) chủ yếu gồm nước, chất béo và protein. Nó chứa nhiều carbohydrate không tiêu hóa (sợi) hơn carbohydrate tiêu hóa, khiến nó trở thành một nguồn sợi tuyệt vời trong thực phẩm. Thật vậy, cho tới bây giờ nó là một trong những nguồn sợi đậm đặc nhất trong thực phẩm. Theo Ngành Nông Nghiệp Hoa Kỳ, 24% carbohydrate trong cám lúa mạch gồm toàn chất sợi. Cám bột mì có 42% sợi. Đậu nành chỉ có 29% sợi. Dừa trổi vượt hơn tất cả. Hàm lượng carbohydrate của nó gồm 71% sợi!

 

Cạnh mùn cưa, cám bột mì là một trong những nguồn sợi cao nhất mà bạn có thể tìm thấy. Dừa có gấp đôi lượng sợi của cám bột mì và không như cám, nó không có vị như giấy bồi. Dừa là một nguồn sợi thật sự có vị ngon. Nếu bạn muốn thêm sợi và chế độ ăn uống, dừa một cách tuyệt hảo để tiến hành.

 

Sợi trong thành phần Carbohydrate của thực phẩm

 

Carbohydrate trong thực phẩm gồm cả carbohydrate tiêu hóa (tinh bột và đường) và carbohydrate không tiêu hóa (sợi). Lượng của mỗi thành phần tùy theo mỗi loại thực phẩm. Danh sách dưới đây cho thấy lượng sợi trong thực phẩm được chọn như là một tỉ lệ của tổng hàm lượng carbohydrate. Thí dụ, 71% tổng hàm lượng carbohydrate trong dừa tươi là từ sợi. 29% còn lại gồm tinh bột và đường.

 

 

 

Quả Đậu tây 49 Khoai lang 11
Dừa tươi 71 Đậu lima 46 Khoai tây cả vỏ 10
Quả hạnh 56 Đậu rằng 45  
Đậu phụng 48 Đậu Hà Lan 36 Trái cây
Quả phỉ 39 Măng tây 33 Dâu tây 36
Quả hồ đào 35 Quả mướp tây 33 Quả Kiwi 27
Quả óc chó 32 Cà 33 Quả bưởi 22
Hạt điều 18 Tảo bẹ 33 Xoài 20
  Đậu xanh 30 Cam 20
Rau quả Củ cải 29 Đào 20
Măng tre 75 Đậu nành 29 Táo 14
Bông cải xanh 60 Cà rốt 29 Đu đủ 14
Rau dền 57 Bí 27 Nho 11
Bí xanh 57 Đậu lăng 25 Dứa 11
Cải bắp 50 Garbanzo 24 Mận 11
Cải hoa 50 Hành tây 21 Cherries 9
Củ cải đỏ 50 Bell Pepper 20 Chuối 7
Nấm 50 Quả đầu 19 Dưa hấu 6

 

 

 

Các nhà dinh dưỡng đề nghị chúng ta nên có từ 20 đến 35 grams sợi một ngày. Mức hấp thu này cao từ 2 đến 3 lần hơn chế độ ăn uống trung bình của phương Tây khoảng 10 đến 14 grams. Một tách dừa nạo khô (chưa đóng gói) có 12 grams sợi. Một miếng dừa tươi nhỏ có kích thước 2×2 inch có 5 grams sợi. Thêm dừa tươi hoặc khô vào chế độ ăn uống có thể cải thiện việc hấp thu sợi hàng ngày của bạn.

 

Tại sao sợi tốt cho bạn?

 

Cho đến lúc này hãy tưởng tượng một loại thực phẩm, một loại siêu thực phẩm có thể đáp ứng sự thèm ăn của bạn thật sự không có calories, có thể hạ cholesterol và đường trong máu và có thể làm giảm nguy cơ bệnh tim, huyết áp cao, tiểu đường và các bệnh đường ruột như hội chứng ruột mẫn cảm và ung thư ruột kết. Hầu hết, thực phẩm trong các chất bổ sung được cho là cung cấp nhiều lợi ích cho sức khỏe nhìn chung có khẩu vị lạ. Bạn đã bao giờ thử dầu gan cá tuyết chưa? Cám bột mì như thế nào? Khiếp thật. Đó là cách mà mấy đứa trẻ của tôi mô tả những loại thực phẩm “bổ dưỡng” này. Giả sử loại siêu thực phẩm này có vị dịu ngon mà bạn và gia đình thưởng thức khi ăn. Bạn có quan tâm đến việc thêm loại thực phẩm này vào chế độ ăn uống của bạn không? Ai không thêm?

 

Bạn có thể hưởng được tất cả những lợi ích này và nhiều hơn thế nữa từ dừa. Cơm dừa là một trong những nguồn sợi tốt nhất mà bạn có thể tìm thấy và không như hầu hết các nguồn có hàm lượng sợi cao, nó có vị ngon!

 

Ngày nay, bạn nghe nói nhiều về nhu cầu sợi. Dù vậy, cách đây không lâu, sợi được xem là thành phần không dinh dưỡng – một thành phần không quan trọng trong chế độ ăn uống. Sợi được tìm thấy trong hầu hết các thực phẩm thực vật. Nó là thành phần của thực vật không được tiêu hóa do enzim trong đường tiêu hóa của con người. Vì sợi không tiêu hóa được, nó không cung cấp các dưỡng chất, cũng không mang lại calories. Vì lý do này, nó bị cho là không quan trọng đối với sức khỏe. Hiện giờ chúng ta biết rằng sợi đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa và có thể ảnh hưởng mạnh đến tình trạng sức khỏe của chúng ta. Dù sợi không cung cấp calories hay tạo nên tắc nghẽn trong cơ thể, hiện nay nó được xem là một dưỡng chất cần thiết. Thiếu sợi trong chế độ ăn uống dẫn đến nhiều bệnh. Vì lý do này, nó không quan trọng như vitamin C hoặc calcium hay bất kỳ dưỡng chất cần thiết nào khác.

 

Sự quan trọng của sợi trong chế độ ăn uống của chúng ta lần đầu tiên được các bác sĩ làm việc tại Phi Châu, Ấn độ và châu Đại Dương quan tâm vào đầu và giữa thế kỷ 20. Họ thấy rằng những người có chế độ ăn uống truyền thống có sợi cao hơn, có được mức sống khỏe mạnh hơn các quốc gia phương Tây. Các bệnh thường thấy ở Châu Âu và Châu Mỹ không có. Tuy nhiên, khi những người này bắt đầu ăn thực phẩm phương Tây, dồi dào hạt tinh luyện và đường, sức khỏe của họ giảm sút và họ phát triễn các chứng bệnh thường thấy ở các quốc gia phương Tây.

 

Các bác sĩ thấy rằng trong các cộng đồng miền quê, nơi lượng sợi tiêu thụ cao, các bệnh thoái hóa thấp. Nơi lượng sợi tiêu thụ thấp do việc dùng các loại thực phẩm hiện đại, tỉ lệ bệnh cao hơn nhiều. Việc quan sát này dẫn đến cái được biết là “Giả thuyết sợi” cho thấy việc tiêu thụ thực phẩm không tinh luyện có nhiều sợi bảo vệ chống nhiều bệnh thông thường tại các quốc gia phương Tây.

 

Một trong những người dẫn dầu về giả thuyết sợi là nhà phẫu thuật người Anh và nhà dịch tể học, bác sĩ Denis Burkitt. Một trong những người ủng hộ hàng đầu của giả thuyết chất xơ là bác sĩ phẫu thuật và dịch tễ học người Anh, bác sĩ Denis Burkitt, MD. Công trình nghiên cứu của ông chủ yếu chịu trách nhiệm về việc thay đổi quan niệm của sợi trong chế độ ăn uống từ quan điểm của người ngoại cuộc vô cang đến quan điểm của người chủ động trong việc xúc tiến và duy trì sức khỏe.

 

Làm việc tại vùng quê Phi Châu vào giữa thập niên 1990, Burkitt quan sát thể chất đường ruột của những người Phi Châu ở vùng nông thôn khác hẳn với thể chất đường ruột của người Anh. Người Châu Phi đi phân mềm, không mùi, phân lượng gấp 4 lần người Anh, nếu đem so thì phân người Anh ít, khô và có mùi. Họ cũng lưu nơi người Châu Phi, thức ăn đi qua đường tiêu hóa và thải ra ngoài mỗi ngày một ít, so với người Anh 3 ngày hoặc hơn đi phân nhiều hơn. Chế độ ăn uống của người Châu Phi chủ yếu gồm thực phẩm có nhiều chất xơ như ngũ cốc, đậu và những rau quả có rễ như khoai tây, khoai mỡ. So ra, chế độ ăn uống của người Anh chủ yếu gồm những sản phẩm của bột mì trắng, nhiều đường và thịt. Các nhà nghiên cứu ước tính rằng người Châu Phi tiêu thụ từ 60 đến 120 grams xơ mỗi ngày, trong khi người Anh tiêu thụ chỉ bằng 1/5 số lượng này. Chế độ ăn uống có nhiều chất xơ của người Châu Phi rõ ràng giải thích cho việc đi vệ sinh nhiều, mềm và thường xuyên. Tầm quan trọng của nhu động ruột được công nhận khi người ta quan sát thấy nhiều bệnh về tiêu hóa phổ biến ở Anh hoàn toàn không có nơi những dân làng Châu Phi. Không chỉ bệnh về đường tiêu hóa ít hơn, họ cũng không bị hầu hết tất cả những bệnh không lây lan khác nữa và không ai trong họ bị quá cân. Người ta suy luận rằng xơ trong thực phẩm ắt phải có liên quan đến sức khỏe toàn diện ngoài chức năng của ruột.

 

Người ta nhanh chóng thấy rõ kết quả cụ thể nhất không đủ chất xơ trong chế độ ăn uống là táo bón. Căn cứ trên các cuộc nghiên cứu của ông tại Châu Phi và những nơi khác, Burkitt  rút ra một sự tương quan trực tiếp giữa táo bón và năm bệnh thông thường khác: bệnh túi thừa, viêm ruột thừa, chứng thoát vị, bệnh trĩ và giãn tỉnh mạch. Mỗi bệnh này, ông nói, gây ra do sức căng khi đi vệ sinh phân quá cứng.

 

Xơ quan trọng vì nó điều hòa hoạt động của ruột. Nó hấp thu nước và cung cấp một phương tiện ẳm ướt và linh động có thể nhanh chóng quét sạch bên trong ruột. Xơ, thực chất, là cách tự nhiên giữ cho ruột được sạch, khỏe mạnh và hoạt động trơn tru.

 

Phần chính trong phân không chỉ là chất xơ và thức ăn không được tiêu hóa. Nó còn chứa vi khuẩn, các dịch tiết trong ruột và phần còn lại là các tế bào chết trong ruột. Vi khuẩn tạo nên một tỉ lệ lớn khối phân này, khoảng 1/3.

 

Việc tiêu hóa bắt đầu trong miệng, tiếp tục trong dạ dày và hoàn tất ở ruột non và ruột già. Dọc theo lộ trình này thức ăn được hòa trộn với các dịch và enzim để hỗ trợ cho việc phân hủy thức ăn và chuyển qua đường ruột. Phần lớn việc tiêu hóa diễn ra trong suốt lộ trình ngoằn ngoèo dài 20 feet qua ruột non, các dưỡng chất được tiết ra và ngấm vào máu. Vào thời điểm nó đến cuối ruột non hầu hết các dưỡng chất đều được rút, để lại phần xơ không tiêu hóa được, các tế bào chết và những mảnh vụn. Chất bã này đi vào ruột già. Dù phần ruột này ngắn hơn phần ruột non nhiều – dài chỉ độ 5 feet – rộng hơn nhiều và vì thế được gọi là ruột già. Nó cũng còn được gọi với tên khác là kết tràng hay còn gọi là ruột kết.

 

Trong ruột già, chất bã này (được gọi là phân) chuẩn bị được bỏ đi. Khi chất này vào trong ruột già nó rất lỏng, như canh. Một trong những chức năng của ruột già là hút dịch từ chất bã để làm nó cô lại và ít lỏng hơn. Khi phân đi qua ruột già, nước bị ngấm dần, tạo ra một khối sệt hơn, đủ mềm để được tiết ra dễ dàng. Xơ không tiêu hóa đem lại chất xơ trong cơ thể và biến thành phân, các cơ ruột dễ dàng nhanh chóng chuyển khối bã này dọc trên đường ra ngoài cơ thể mà không bị vướng mắc gì.

 

Khi lượng xơ trong chế độ ăn uống giảm, thời gian chuyển tiếp qua ruột kết chậm lại. Chất bã ở trong ruột càng lâu, dịch càng bị hút và phân càng cứng hơn, càng khó cho các cơ đẩy qua ruột kết. Phân càng cứng, nó đẩy càng chậm, và thời gian chuyển tiếp càng lâu dẫn đến việc hút dịch nhiều hơn và thời gian chuyển tiếp lâu hơn. Chu kỳ không thích hợp được tạo ra, kết quả là tạo bón. Khi có ít chất xơ trong chế độ ăn uống, phân trở nên cứng hơn và dễ bị cọ xát. Việc bài tiết ở ruột trở thành công việc gay go liên quan đến sự căng thẳng kéo dài. Phân cứng, khô, và không bài tiết liên tục.

 

Một chế độ ăn uống ít chất xơ, thực phẩm tinh luyện đã qua chế biến toàn diện, kết quả dẫn đến táo bón, lần lượt chuẩn bị cho một số các bệnh lý. Áp lực thái quá do phân cứng có thể gây tổn thương các mô trong ruột kết. Áp lực có thể quá lớn cố đẩy phân cứng qua ruột kết, các mô trong thành ruột vỡ và suy kiệt, bắt đầu phình lên, đôi khi tạo nên những chiếc túi chứa đầy phân. Những chiếc túi chứa đầy phân này được gọi là túi thừa. Người ta có thể có hàng lố những túi thừa đủ mọi kích cỡ từ bằng đầu ngón tay đến quả bóng quần vợt. Một người có quá nhiều chiếc túi này được kể là mang bệnh viêm túi thừa. Một khi túi thừa hình thành, không có cách nào loại bỏ được nó ngoài phẫu thuật. Bao lâu chúng không bị viêm nhiễm, thường chúng trơ trọi. Sau độ tuổi 40, phân nữa số người Mỹ mắc bệnh viêm túi thừa. Trong 20 năm làm việc tại Châu Phi, bác sĩ Burkitt không hề thấy một trường hợp viêm túi thừa nào.

 

Áp lực cao do chuyển động chậm của phân có thể làm suy yếu và làm biến dạng ruột kết, gây phình to, căng kéo và những vết rách trong lớp  niêm mạc của ruột. Những tình trạng này không chỉ dẫn đến bệnh viêm túi ruột mà còn viêm ruột thừa, trĩ, thoát vị, giãn tĩnh mạch, sa ruột, chứng ợ nóng, thậm chí sỏi thận và có thể góp phần vào bệnh việm ruột kết loét và bệnh Crohn.

 

Bác sĩ Burkitt cho biết khi ông tới Châu Phi, ông làm việc với một bệnh viện thực hành có 600 giường bệnh. Người ta không thấy hơn 2 bệnh nhân bị viêm ruột thừa trong cả năm. So ra, một bệnh viện cùng cỡ ở Hoa Kỳ có 2 trường hợp viêm ruột thừa 1 ngày! Khi những người lính Châu Phi gia nhập quân đội Anh tại Bắc Mỹ trong suốt thế chiến thứ II và bắt đầu ăn những khẩu phần của người lính Anh, lần đầu tiên họ bắt đầu bị viêm ruột thừa. Những người bị viêm ruột thừa tại Châu Phi hiện nay là những người được rèn luyện đã tiếp nhận thói quen ăn uống của người phương Tây.

 

Burkitt nói, “Chúng tôi thường dạy sinh viên của chúng tôi không bao giờ chẩn đoán viêm ruột thừa nơi một bệnh nhân Châu Phi cho dù triệu chứng lâm sàng là triệu chứng gì, trừ phi bệnh nhân có thể nói được tiếng Anh. Không ai bị viêm ruột thừa cho đến khi họ học tiếng Anh tại Đông Phi. Nói tiếng Anh là một biểu hiện cho thấy một người Châu Phi tiếp xúc với văn hóa hiện đại phương Tây.

 

Thoát vị khe thực quản là một tình trạng trong đó dạ dày bị đẩy lên từ ổ bụng vào trong khoang ngực. Khi các cơ của thành bụng co thắt để hỗ trợ  cho việc tống phân bị bón ra ngoài, áp lực trong bụng gia tăng, kết quả là, phần trên của dạ dày bị ép từ bụng vào ngực. Một  triệu chứng phổ biến là ợ nóng. Thật vậy, ợ nóng thường xuyên là một biểu hiện của áp lực bụng thái quá. Ở Bắc Mỹ một người lớn trong 4 năm bị ợ nóng. Một cuộc khảo sát X-quang tại Tây Phi được Burkitt cho biết đã tìm thấy một trường hợp trong 100.000 bệnh nhân tại Kenya và một trường hợp trong 700 người tại Tanzania.1

 

Trĩ và giãn tĩnh mạch cũng do táo bón và áp lực bụng thái quá gây ra.  Khoảng phân nửa dân số Hoa Kỳ mắc bệnh trĩ. Ít nhất 50% phụ nữ Hoa Kỳ trên 40 tuổi đều bị giãn tĩnh mạch. Những bệnh này phổ biến trong các xã hội giàu có, không phổ biến tại các vùng khác trên thế giới nơi việc tiêu thụ xơ trong chế độ ăn uống cao hơn. Một cuộc nghiên cứu tại Papua New Guinea khám nghiệm 800 phụ nữ người lớn và thấy chỉ có một người bị giãn tĩnh mạch nhẹ. Người ta cho rằng sự căng thảng do táo bón có thể làm cho máu bị đẩy ngược xuống chân làm cho các van bị căng. Cuối cùng, các mạch máu không thể hoạt động cách thích hợp và bệnh giãn tĩnh mạch phát triển.

 

Sỏi mật là một trong những bệnh phổ biến nhất của phụ nữ. Tại Bắc Mỹ cứ 3 người có 1 người cuối cùng phát triển sỏi thận. Tại Châu Phi, Burkitt không thấy có trường hợp sỏi thận nào. Chỉ có 2 lần trong thời gian hành nghề phẫu thuật 20 năm Burkitt phẫu thuật túi mật cho một phụ nữ Châu Phi. Áp lực thái quá có thể là nguyên nhân tìm ẩn bằng cách ngăn cản dự dẫn lưu của mật, tham gia vào việc hình thành sỏi mật.

 

Từ khi lý thuyết xơ đầu tiên được đề xuất, một số đông các bệnh khác đặc trưng của nền văn minh phương Tây cho thấy có liên hệ với thời gian chuyển tiếp trong ruột (khoảng thời gian thức ăn đi qua đường tiêu hóa). Khi các nhà nghiên cứu bắt đầu khảo sát mối quan hệ giữa xơ trong chế độ ăn uống và sức khoẻ, có một hiệu ứng đáng chú ý nổi bật. Sẽ không có gì quan trọng nếu một người đàn ông hoặc một phụ nữ sinh sống trong một làng quê nhỏ tại Châu Phi hoặc trên tầng thứ 30 của một tòa nhà chọc trời tại thành phố New York, nếu chế độ ăn uống của họ có nhiều chất xơ, họ sẽ không mắc nhiều bệnh thông thường phổ biến trong xã hội chúng ta kể cả một trong những tai họa của nền văn minh phương Tây – bệnh béo phì.

 

Việc thiếu lượng xơ tương ứng trong chế độ ăn uống được cho là chịu trách nhiệm về đa dạng bệnh. Cuộc nghiên cứu cho thấy xơ trong chế độ ăn uống có thể giúp ngừa và điều trị :

 

Béo Phì                                          Cholesterol cao

 

Táo bón và tiêu chảy                      Cao huyết áp

 

Bệnh trĩ                                           Đường trong máu thấp

 

Viêm ruột thừa                               Tiểu đường

 

Viêm túi thừa                                 Ung thư ruột kết

 

Giãn tĩnh mạch                               Ung thư vú

 

Thoát vị khe thực quản                   Ung thư tiền liệt tuyến

 

Sỏi mật                                          Ung thư buồng trứng

 

Hội chứng ruột mẫn cảm                Viêm nấm Candidiasis

 

Viêm ruột kết và bệnh  Crohn’s      Suy thoái và mẫn cảm

 

Ợ nóng                                             Tích tụ chất độc

 

Bệnh tim và đột quỵ

 

Táo bón và thời gian chuyển tiếp trong ruột

 

Táo bón ngày nay phổ biến đến độ hầu hết mọi người thậm chí không nhận ra nó. Đi vệ sinh cứ mỗi 2 hoặc 3 ngày được xem là bình thường. Ngay cả giới chuyên môn ngành y cũng quá quen thuộc với việc thấy những người bị táo bón đến độ họ nhận định táo bón là chuyện điển hình hoặc bình thường. Không may, bình thường này không phải là một tiêu chuẩn tốt để nhận định khi hầu hết mọi người đều bị vấn đề này. Cái gì là bình thường và cái gì là tốt giữa 2 việc khác nhau.

 

Làm sao bạn biết là mình đang bị táo bón? Cách tốt nhất để biết là so sánh bản thân với người có sức khỏe về tiêu hóa tốt, thí dụ, những người Phi Châu vùng nông thôn ăn một chế độ dinh dưỡng nhiều chất xơ và có chức năng tiêu hóa tối ưu. Họ đi vệ sinh sau mỗi bữa ăn. Nếu bạn ăn 3 bữa một ngày, bạn sẽ đi vệ sinh 3 lần một ngày. Nói chung, một người khỏe mạnh đi ít nhất l lần và 3 lần sền sệt mỗi ngày. Phân không cứng và đi ra ngoài dễ dàng và nhanh. Nếu không, bạn cần thêm nhiều chất xơ hơn vào chế độ ăn uống của bạn và cắt giảm thực phẩm chế biến toàn bộ.

 

Một cách khác để xác định bạn cần thêm nhiều xơ vào chế độ ăn uống của bạn hay không là đo thời gian chuyển tiếp của thực phẩm mà bạn ăn. Thời gian chuyển tiếp của ruột là thời gian cần có để thực phẩm hoàn toàn đi xuyên suốt đường tiêu hóa. Để thử nghiệm bản thân, tất cả việc bạn cần làm là ăn một ít thực phẩm không tiêu hóa hoàn toàn một cách bình thường chẳng hạn như bắp tươi. Thực phẩm này được xem như vật đánh dấu. Tinh bột trong bắp được tiêu hóa dễ dàng nhưng cám, đã tạo nên phần xơ bên ngoài của nhân thì không. Điều này có thể thấy được sau khi đi vệ sinh. Chỉ cần ăn một ít bắp tươi hay lõi bắp. Hãy nhìn chất thải và lưu ý khi các lõi ra ngoài. Thời gian chuyển tiếp tốt là 18 đến 30 giờ – không hơn không kém. Tại Hoa Kỳ và Châu Âu thời gian chuyển tiếp của ruột điển hình là 2 đến 3 ngày (48 đến 60 tiếng). Nếu mất hơn 30 tiếng để bắp đi qua cơ thể, bạn cần nhiều xơ hơn trong chế độ ăn uống. Tương tự, nếu lõi bắp đi qua chưa đầy 18 tiếng có thể ruột của bạn có vấn đề. Nếu thức ăn đi qua đường tiêu hóa quá nhanh, thì dưỡng chất không thể tiêu hóa và hấp thu đúng mức. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu hụt dưỡng chất. Trong trường hợp này, xơ trong chết độ ăn uống sẽ giúp làm chậm thời gian chuyển tiếp. Vậy nếu thức ăn đi qua đường tiêu hóa quá nhanh hoặc quá chậm, thêm chất xơ trong chế độ ăn uống sẽ điều hòa thời gian chuyển tiếp.

 

Xơ và Ung Thư

 

Sự liên kết giữa xơ trong chế độ ăn uống và ung thư đáng chú ý nhất trong ung thư ruột kết. Xơ có tác dụng như một cây chổi quét những thứ trong ruột qua đường tiêu hóa. Các ký sinh trùng, các độc tố và những chất gây ung thư bị quét đi cùng với xơ, dẫn đến việc tống ra khỏi cơ thể kịp lúc. Hoạt động quét dọn này giúp ngừa độc tố kích thích các mô trong ruột và gây ung thư từ việc trú ngụ trong đường ruột. Ung thư ruột kết đứng hàng thứ nhì sau ung thư phổi như là dạng ưng thư nguy hiểm nhất trên thế giới. Nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy một sự liên hệ giữa chế độ ăn uống có nhiều chất xơ và tỉ lệ mắc bệnh ung thư ruột kết thấp. Thí dụ, một trong những cuộc nghiên cứu rộng rãi cho đến hiện nay, liên quan đến hơn 400.000 người từ 9 quốc gia Châu Âu, người ta thấy những người hấp thu chất xơ cao nhất ít phát triển ung thư ruột kết 40%.

 

Xơ sẵn sàng hấp thu các chất dịch. Nó cũng xuất hiện để hút các chất gây ung thư có hại và các hóa chất độc hại khác. Các nhà nghiên cứu tại đại học Lund, Thụy Điển khám phá chất xơ trong chế độ ăn uống có thể hút các chất như quinolines là chất gây ung thư. Quinolines là chất gây ung thư rất mạnh. Nhiều loại xơ khác nhau được khảo sát khả năng ngấm hút của chúng và được khám phá để lọc lên tới từ 20 đến 50% các hợp chất.

 

Bác Sĩ B.H. Ershoff thuộc đại học Lorna Linda tóm tắt các công trình nghiên cứu do hội đồng Dinh Dưỡng trong Giáo Dục Y Khoa công bố. Các cuộc nghiên cứu so sánh 2 nhóm chuột, một nhóm được cho chế độ ăn uống có nhiều xơ và nhóm kia có chế độ ăn uống ít chất xơ. Các con vật này được cho các loại thuốc khác nhau, các loại hóa chất, và các chất phụ gia thực phẩm như cyclamate. Những chất này cho thấy độc hại đối với các con vật có chế độ ăn uống ít chất xơ, dù vậy, đối với những con nhiều chất xơ không thể hiện tác dụng độc hại nào.2

 

Về mặt lập luận bạn có thể thấy mối quan hệ giữa xơ trong chế độ ăn uống và hiệu ứng bảo vệ của nó trong ruột kết, nhưng các cuộc nghiên cứu cũng cho thấy nó bảo vệ chống ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến và ung thư buồng trứng. Một lý giải cho sự việc nầy là các độc tố vật vờ trong ruột kết rồi ngấm vào máu và máu chuyển các độc tố này đến các bộ phận khác của cơ thể nơi đó chúng có thể gây ung thư.

 

Một lý giải khác liên quan đến estrogen. Estrogen cần thiết cho sự phát triển sớm cũng như cho sự phát triển ung thư vú và buồng trứng. Gan thu gom estrogen và chuyển nó vào ruột, nơi đây nó được ngấm vào máu. Chết độ ăn uống nhiều chất xơ ngăn chận quá trình này. Có ít estrogen hơn được chuyển ngược vào trong máu vì các hoạt động của enzim vi khuẩn trong ruột bị khử. Các cuộc nghiên cứu cho thấy estrogen huyết thanh có thể bị giảm đáng kể do chế độ ăn uống có nhiều xơ. Progesterone là một đối thủ của estrogen và giúp bảo vệ chống ung thư không bị ảnh hưởng hoặc giảm súc do xơ. 3

 

Một trong những lý do chính đề xuất để lý giải tại sao xơ trong chết độ ăn uống bảo vệ chống ung thư ruột kết và các bệnh ung thư khác là nó làm gia tăng thời gian chuyển tiếp trong ruột. Nếu những chất gây ung thư, hormones và các độc tố khác di chuyển nhanh qua đường tiêu hóa và ra ngoài cơ thể, chúng không có cơ hội kích thích các mô và gây ung thư. Xơ vừa không chỉ hút và quét các độc tố gây ung thư ra khỏi đường ruột, nó còn giúp ngăn ngừa những điều kiện kích thích ung thư. Bằng chứng cho thấy xơ dừa cũng có thể ngăn ngừa sự hình thành các khối u trong ruột kết bằng cách điều hòa những tác dụng gây hại của những enzim thúc đẩy khối u. 4

 

Sức khỏe đường ruột

 

Mặc dù chúng ta không nhận được dinh dưỡng từ chất xơ, nó nuôi dưỡng những vi khuẩn thân thiện trong ruột cần thiết cho sức khỏe tốt. Những vi khuẩn này tạo ra vitamin và các chất khác lợi ích trong việc làm tăng trưởng sức khỏe và sinh lực. Khi chúng ta ăn đủ chất xơ, vi khuẩn trong ruột phát triển khỏe mạnh. Các vi khuẩn gây hại và men như nấm Candida dành chỗ trong đường ruột bị khống chế.

 

Một trong những lý do quan trọng nhất tại sao các vi khuẩn thân thiện quan trọng đối với sức khỏe chúng ta là chúng ta ra những acid béo chuỗi ngắn. Acid béo chuỗi ngắn là những chất béo được tổng hợp từ xơ trong chế độ ăn uống do các vi khuẩn trong ruột, và cần thiết cho sức khỏe chúng ta cũng như sức khỏe của ruột kết. Acid béo chuỗi ngắn giống với Acid béo chuỗi trung bình trong dầu dừa và sở hữu nhiều đặc tính tương tự. Giống như acid béo chuỗi trung bình, acid béo chuỗi ngắn có khả năng tiêu diệt những vi sinh gây bệnh. 5 Mặc dù thường chúng không mạnh như acid béo chuỗi trung bình trong việc tiêu diệt vi sinh, nhưng sự hiện diện của chúng trong ruột kết cũng giúp khống chết các vi khuẩn gây hại và các loại men. Một điểm tương đồng khác giữa acid béo chuỗi ngắn và acid béo chuỗi trung bình là khả năng của chúng đi xuyên qua màng tế bào và đi vào các ty lạp thể mà không có sự hỗ trợ của các hormone đặc biệt (insulin) hay enzim (carnitine). Vì thế, chúng dễ dàng đi vào các tế bào trong ruột kết, nơi đây chúng được trưng dụng như nhiên liệu để cung cấp năng lượng cho việc chuyển hóa. Acid béo chuỗi ngắn là một nguồn dinh dưỡng quan trọng cho các tế bào trong ruột kết. Thật vậy, acid béo chuỗi ngắn là thực phẩm ưu tiên của các tế bào trong ruột kết.

 

Acid béo chuỗi ngắn cũng tạo nên một ảnh hưởng đáng kể trong môi trường trong ruột kết. Trong khi các acid béo chuỗi ngắn này vô hại đối với các mô của chúng ta và những vi khuẩn thân thiện, chúng rất nguy hiểm đối với nhiều dạng vị khuẩn gây bệnh và men có thể gây nhiễm trùng đường ruột. Acid béo chuỗi ngắn có thể tiêu diệt những vi sinh đầy phiền toái này. Những lợi ích mà các vi khuẩn trong ruột cung cấp cho chúng ta tùy thuộc vào lượng xơ mà chúng ta nuôi chúng. Càng ăn nhiều chất xơ, vi khuẩn thân thiện càng phát triển mạnh và tạo ra acid béo chuỗi ngắn, như thế giữ cho ruột kết chúng ta khỏe mạnh và các vi sinh độc hại bị khống chế.

 

Các nhà nghiên cứu khám phá một lượng thấp acid béo chuỗi ngắn bất thường trong ruột kết có thể dẫn đến sự thiếu hụt dưỡng chất, có thể gây viêm nhiễm hoặc xuất huyết. Các acid béo chuỗi ngắn được cung cấp trong ruột kết làm giảm nhẹ những tình trạng này. 6

 

Xơ trong dừa có tác dụng như thực phẩm cho các vi khuẩn trong ruột. Do dó, dừa ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng có liên quan  đến bệnh Crohn, hội chứng ruột mẫn cảm, viêm ruột kết và những rối loạn tiêu hóa khác. Nhiều người cho biết thậm chí ăn 2 cái bánh hạnh nhân một ngày cũng làm giảm những triệu chứng của họ. Một cột báo về sức khỏe của nghiệp đoàn King Features Syndicate có đăng một lá thư của một độc gỉa có kinh nghiệm thú vị liên quan đến dừa.

 

“Cách đây hơn 20 năm, tôi được chẩn đoán hội chứng ruột mẫn cảm. Các xét nghiệm không cho biết nguyên nhân. Tiêu chảy tấn công kèm theo cơn đau bụng dữ dội khiến tôi không kịp vào nhà vệ sinh trước khi quá muộn. Tôi bị nhiều lần trong một tuần. Với chiều cao 6 feet 2 inch tôi chỉ cân nặng có 147 pounds và không thể lấy lại thể trọng thậm chí ăn 5.000 calolies một ngày. Thuốc Imodium A-D uống hàng ngày chỉ hỗ trợ không đáng kể. Cách đây 10 tháng tôi đọc trong một cột báo nói về một người đàn ông mắc bệnh Crohn được giúp đỡ bằng cách ăn 2 bánh hạnh nhân mỗi ngày. Tôi không mất gì, vì thế tôi thử. NÓ ĐÃ THAY ĐỔI CUỘC SỐNG CỦA TÔI! Trong 10 tháng qua tôi chỉ bị vài đợt tấn công nhẹ, không còn bị đau nữa. Thậm chí điều tệ hại nhất trong những điều này cũng nhẹ hơn một ngày khỏe mạnh trước đây. Tôi không còn phải mang quần áo theo xe để thay, vì tôi không cần đến chúng trước đây. Hai mươi năm mắc bệnh và tất cả  những gì tôi cần làm là ăn bánh cookies! Không một loại thuốc nào trên thị trường có thể thổi phòng những tác dụng phụ kém hơn. Thể trọng của tôi hiện giờ ổn định ở mức 180 pounds lý tưởng đối với chiều cao của tôi.”

 

Ít lâu sau đó một độc giả khác cũng viết và khẳng định, “Tôi độc trong một cột báo của ông về bánh dừa hạnh nhân như là một cách điều trị đối với bệnh tiêu chảy mãn tính. Con chó của tôi được chẩn đoán mắc hội chứng ruột mẫn cảm và được cho thuốc prednisone. Tôi biết ông đề nghị bánh hạnh nhân dừa dành cho người, nhưng tôi nghĩ, tại sao không dùng được cho chó? Ăn 2 bánh dừa hạnh nhân 1 ngày và không dùng thuốc prednisone, nó khá hơn nhiều. Tôi ao ước tôi biết nhiều về phương này cho mẹ tôi là người đang mắc bệnh Crohn.”

 

Tác giả của cột báo này còn nói thêm rằng bà nhận được nhiều thư của những người cho biết những kết quả tương tự chỉ nhờ việc ăn dừa và một người cho biết những thanh kẹo có chứa dừa giúp bệnh tiêu chảy giảm kháng sinh của ông. Ăn 2 cái bánh dừa hay 1 thỏi kẹo một ngày – một phương cách dễ chịu và dễ dàng để chấm dứt cơn đau và sự khó chịu do hội chứng ruột mẫn cảm và những rối loạn khác của dạ dày ruột gây ra. Cá nhân tôi không đề nghị ăn bánh dừa và những thỏi kẹo; có những cách khác tốt hơn khi ăn dừa mà không có tí đường nào. Cách tốt nhất là chỉ ăn một miếng dừa tươi.

 

Điều chỉnh thể trọng

 

Từ khi chúng tôi không tiêu hóa được xơ trong chế độ ăn uống, chúng tôi không hưởng được calories nào của nó. Xơ trong chế độ ăn uống không có calories. Bạn có thể ăn bao nhiêu tùy thích mà không phải bận tâm về việc đạt thể trọng – tin vui cho những người quan tâm đến thể trọng của họ.

 

Xơ hút nước như một miếng bọt bể.Vì lý do này nó hỗ trợ trong việc lấp đầy dạ dày và tạo ra một cảm giác no. Nó cung cấp chất xơ mà không cung cấp calories kích thích chất béo. Xơ cũng trì hoãn tình trạng trống rỗng của dạ dày, như thế duy trì cảm giác no lâu hơn những loại thực phẩm ít chất xơ. Kết quả là, tiêu thụ thực phẩm ít hơn và calories cũng ít hơn.

 

Các cuộc nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ thêm 14 grams xơ một ngày (khoảng ½ bột dừa) có liên quan đến việc giảm 10% calories hấp thu và giảm cân trong cơ thể. Những thay đổi được quan sát xảy ra cả khi xơ từ thực phẩm tự nhiên có nhiều xơ  như hạt, đậu hay dừa và khi từ chất bổ xung xơ như cám lúa mì hay xơ trong chế độ ăn uống có dừa hay bột mì.

 

Khi bạn ăn thực phẩm có nhiều xơ, thường ít calories, bạn nhồi nhét thực phẩm có nhiều calories. Chỉ thêm thực phẩm có nhiều xơ vào chế độ ăn uống của bạn sẽ hạ thấp lượng calories hấp thu cho dù bạn ăn cùng một lượng thực phẩm như bạn thường ăn. Sự việc này được minh chứng qua một cuộc nghiên cứu trong đó một nhóm người mập được yêu cầu ăn 12 miếng bánh mì mỗi ngày ngoài những loại thực phẩm khác mà họ muốn ăn. Họ có thể ăn bất kỳ loại thực phẩm nào họ muốn – các món tráng miệng, thịt mỡ, kem – điều đó không quan trọng bao lâu đó là thực phẩm mà họ thường ăn. Cuộc nghiên cứu kéo dài 3 tháng. Cuối cuộc nghiên cứu những người tình nguyện giảm trung bình 19.4 cân. Bao lâu họ tiêu thụ lượng bánh mì toàn bột mì theo yêu cầu, họ được phép ăn bao nhiêu tùy thích. Bánh mì đầy bụng đến độ họ không muốn ăn nhiều thực phẩm khác. 7

 

Các cuộc nghiên cứu cho thấy dân số chủ yếu dựa vào dừa không mắc các vấn đề về thể trọng. Trong một cuộc nghiên cứu, điển hình, dân số ở đảo gồm 203 người trong độ tuổi từ 20 đến 86 được khám nghiệm. Các nhà nghiên cứu nhận thấy tất cả nhóm người này đều gầy dù có một lượng thừa thực phẩm. 8 Những người này ăn nhiều như họ muốn, nhưng vấn đề tăng cân không tồn tại vì chết độ ăn uống của họ dồi dào chất xơ, đặc biệt là từ dừa.

 

Đường trong máu và bệnh tiểu đường

 

Xơ có ích cho bệnh tiểu đường và bất kỳ ai có bệnh về đường trong máu. Khi carbohydrates (tinh bột và đường) được ăn, chúng nhanh chóng được chuyển thành glucose và được bơm vào máu. Điều này khiến cho đường trong máu (glucose) tăng nhanh. Insulin cần có để chuyển glucose từ máu vào trong các tế bào. Nếu lượng đường trong máu tăng quá cao hoặc ở mức tăng trong thời gian dài nó có thể gây ra nhiều bệnh. Đây là tình huống xảy ra trong bệnh tiểu đường. Cơ thể của họ không tạo đủ insulin để giữ cho lượng đường trong máu được kiểm soát. Bất cứ sự nhảy vọt nào của đường trong máu đều nguy hiểm. Đây là lý do tại sao họ phải thận trọng với thực phẩm mà họ ăn, theo giỏi nồng độ đường trong máu và tiêm insulin khi cần. Nồng độ đường trong máu của những người không bị tiểu đường dễ quân bình hơn vì thế bệnh ít xảy ra hơn.

 

Xơ giúp điều hòa đường trong máu bằng cách trì hoãn việc chuyển carbohydrate phức hợp thành đường. Đường được tiết ra ở mức độ chậm hơn và vào máu với lượng ít hơn. Điều này giữ cho nồng độ đường trong máu và insulin được kiểm soát.

 

Các bác sĩ Anderson và Gustafson thuộc đại học  Kentucky và Khoa nội tiết – chuyển hóa thuộc trung tâm y khoa quản trị cựu chiến binh tại Lexington cho biết chế độ ăn uống nhiều chất xơ giúp làm giảm nhu cầu insulin ở mức độ xơ loại bỏ nhu cầu tim insulin trong 2/3 số bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường trong những năm cuối đời. Họ tiếp tục cho biết chế độ ăn uống nhiều chất xơ cắt giảm 25% lượng insulin cần đến của những người bị tiểu đường mà bệnh này bắt đầu từ hồi nhỏ. 9

 

Xơ dừa chứng tỏ rất hiệu quả trong việc điều hòa nồng độ đường trong máu và insulin.10 Vì lý do này, dừa tốt cho bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường được khuyến khích ăn các loại thực phẩm có chỉ số glycemic thấp. Chỉ số glycemic là số đo cho biết thực phẩm tác dụng thế nào đến nồng độ đường. Chỉ số glycemic càng cao, hiệu ứng một loại thực phẩm tác động đến việc gia tăng đường trong máu càng lớn. Vì thế bệnh tiểu đường cần ăn những loại thực phẩm có chỉ số glycemic thấp. Khi dừa được thêm vào thực phẩm, kể cả những thực phẩm có nhiều tinh bột và đường, nó làm hạ chỉ số glycemic của những loại thực phẩm này. Điều này được T. P. Trinidad và các đồng nghiệp của ông chứng minh rõ ràng. 11 Trong cuộc nghiên cứu của họ, cả những người bình thường và những người mắc bệnh tiểu đường đều được cung cấp nhiều loại thực phẩm khác nhau để ăn. Một số loại thực phẩm gồm có bánh mì màu nâu vàng, những thỏi granola, bánh cà rốt, bánh hạnh nhân và bánh sôcôla hạnh nhân.  – tất cả thực phẩm mà một bệnh nhân tiểu đường phải giới hạn một cách bình thường vì hàm lượng đường và tinh bột cao. Người ta thấy rằng khi hàm lượng dừa trong thực phẩm tăng, phản ứng đường trong máu giữa những người tiểu đường và những người không tiểu đường gần như nhau. Nói cách khác, dừa điều hòa việc bài tiết đường vào máu để không có rào cản nào trong lượng glucose trong máu. Khi hàm lượng dừa trong thực phẩm giảm, lượng đường trong máu của người bị tiểu đường bị tăng như người ta vẫn nghĩ do ăn những thực phẩm có nhiều đường và bột mì trắng. Cuộc nghiên cứu này cho thấy thêm dừa vào thực phẩm sẽ làm hạ chỉ số glycemic của loại thực phẩm đó và khống chế được lượng đường trong máu.

 

Trước khi thực phẩm phương Tây thường xuyên được chuyển bằng tàu đến các hòn đảo Thái Bình Dương, bệnh nhân tiểu đường không nghe nói đến ở đó. Những người sống theo chế độ ăn uống dừa vào dầu dừa dùng nhiều trái cây ngọt và rau quả nhiều tinh bột. Chỉ sau ki họ bắt đầu tiếp nhận thói quen ăn uống của phương Tây, ít chất xơ, bệnh tiểu đường xuất hiện.

 

Có một hòn đảo nhỏ ở Thái Bình Dương có tên là Nauru. Chu vi chỉ có 12 dặm. Người dân sống trong nhiều thế kỷ dừa vào dừa và những sản phẩm khác trồng trên đảo. Bệnh tiểu đường không hiện diện. Năm 1952 người ta khám phá một thị trường dồi dào chất lắng phosphate khổng lồ trên đảo. Phosphat, chất được dùng làm phân bón, đến từ phân chim tích tụ trên đảo trong những khoảng thời gian dài. Kết quả là, cư dân đảo trở nên giàu có. Lợi tức trên mỗi đầu người thậm chí cao hơn ở Hoa Kỳ. Họ bắt đầu nhập cảng thực phẩm phương Tây – đường, đồ ngọt, bánh mì trăng, thịt và tất cả những thứ cao lương mỹ vị mà đồng tiền có thể mua được. Phút chốc một việc lạ xảy ra. Bệnh tiểu đường, béo phì, táo bón và những bệnh khác của nền văn minh phương Tây bắt đầu xuất hiện. Theo tổ chức y tế thế giới tới phân nửa dân số người Nauru bị đô thị hóa hiện giờ mắc bệnh tiểu đường.

 

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *